Gặp sự cố bùn vi sinh cần xử lý như thế nào?
Sự cố bùn vi sinh là một trong những rủi ro mà khách hàng rất dễ gặp phải trong quá trình sử dụng, vì vậy bài viết này sẽ giúp tránh được các hậu quả không mong muốn.
Địa chỉ: 479/23A Cộng Hòa, phường 13, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 0908887541
Email: thongcongnghethcm.net@gmail.com
Các sự cố bùn vi sinh là một trong những vấn đề cản trở quá trình hoạt động và xử lý nước thải của khách hàng. Việc hiểu rõ các đặc điểm, tính chất của bùn cũng như nắm bắt được các sự cố có thể xảy ra giúp khách hàng có được những cách để xử lý .
Trong bài viết này, chúng tôi đã tóm gọn lại và đưa tới cho khách hàng những thông tin cần thiết trong việc gặp phải những sự cố không mong muốn. Việc hiểu rõ về bản chất như vậy sẽ giúp cho khách hàng có cái nhìn khách quan và chính xác hơn về bùn vi sinh cũng như các rủi ro có thể gặp phải. Dưới đây là các sự cố thường gặp, khách hàng có thể tham khảo và tìm hiểu.
Sự cố bùn vi sinh thường gặp và cách khắc phục
➀ Sự cố lên bùn:
✔ Nguyên nhân: Việc khử nitrate quá mức dẫn tới thiếu oxy, trong bể lắng đợt hai tạo ra những bóng khí nitơ có độ bám dính với những bông bùn hoạt tính, nổi lên trên bề mặt bể lắng.
✔ Cách khắc phục:
- Kiểm tra nồng độ nitrate trong nước thải đầu vào bể lắng.
✔ Tăng tỷ lệ bùn tuần hoàn
✔ Tăng DO trong bể hiếu khí
✔ Giảm SRT
➁ Sự cố bùn mịn, bùn lắng chậm, nước thải sau 30 phút có màu vàng.
✔ Nguyên nhân gây ra hiện tượng bùn mịn và lắng chậm: Bùn mịn do vi sinh vật thiếu thức ăn. Vi sinh vật thiếu thức ăn dẫn tới bùn không phát triển, bùn rất mịn.
✔ Cách khắc phục hiện tượng bùn mịn và lắng chậm:
Tăng lượng thức ăn cho vi sinh vật bằng cách: Tăng lưu lượng nước cần xử lý hoặc có thể bổ sung thêm các chất hữu cơ tự nhiên cho vi sinh vật phát triển.
➂ Sự cố bung bùn:
✔ Nguyên nhân:
- Những vi sinh vật có sợi bành trướng khỏi bông bùn, chỉ số SVI > 100
- Chỉ số DO thấp, pH thấp( pH < 6) do đó ức chế vi khuẩn hình thành nên bông bùn và tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh dạng sợi phát triển.
- Chất dinh dưỡng không đạt cân bằng
✔ Cách khắc phục:
- Điều chỉnh độ cân bằng các chất dinh dưỡng sao cho tỷ lệ BOD so với chất dinh dưỡng không lớn hơn 100 mg/l BOD : 5mg/l tổng Nitơ : 1mg/l Photpho : 0,5 mg/l sắt.
- Thêm 10- 50 mg/l clo hoặc 50-200 mg/l hydrogen peroxide cho đến khí SVI xuống dưới 150
- Điều chỉnh thời gian lưu bùn
- Tăng tỷ lệ tuần hoàn bùn
- Nâng DO trong bể hiếu khí lớn hơn 1mg/l
- Nâng pH đến 7
Một số sự cố bùn vi sinh thường gặp hiện nay
XEM THÊM: Vận chuyển bùn vi sinh giá rẻ, uy tín, chất lượng
Các sự cố bùn vi sinh hoạt tính
Các sự cố bùn vi sinh hoạt tính và cách khắc phục trong việc xử lý nước thải. Bùn vi sinh hoạt tính là bùn được sinh ra từ các hệ thống xử lý nước thải theo phương pháp sinh học. Trong bùn sinh học bao gồm các chủng vi sinh có lợi cho các công trình xử lý nước thải. Vi sinh vật dùng các chất hữu cơ trong nước thải làm chất dinh dưỡng, vì thế sẽ loại bỏ được các chất hữu cơ độc hại ra khỏi nguồn nước.
Vi khuẩn là nhóm vi sinh vật quan trọng nhất trong việc phân hủy các hợp chất hữu cơ và chính là thành phần cấu tạo chủ yếu của bùn hoạt tính. Bản chất của hợp chất hữu cơ trong nước thải là xác định loại vi khuẩn nào là chủ đạo.
Nước thải chứa protein sẽ kích thích các loài Alcaligenes và Flavobacterrium cũng như Bacilus phát triển. Trong khi đó, nếu nước thải có chứa hydrat cacbon hoặc cacbua hydro thì kích thích Pseudomonas.
Bùn vi sinh bao gồm 3 dạng đó là bùn vi sinh hoạt tính hiếu khí, bùn vi sinh thiếu khí và bùn vi sinh kỵ khí. Đối với từng loại nước thải khác nhau thì sẽ có những đặc tính của bông bùn, màu bùn khác nhau.
Sự cố bùn vi sinh hoạt tính trong xử lý nước thải công nghiệp
Sự cố bùn vi sinh khó lắng và cách khắc phục
Bùn vi sinh khó lắng là hiện tượng hay gặp ở các bể lắng sinh học, bể hiếu khí, khi đó những bông bùn vi sinh xốp, nhẹ nổi trên mặt nước thay vì lắng xuống đáy. Nguyên nhân là do một số loại vi khuẩn có dạng sợi hay gặp ở bể lắng, bể hiếu khí.
Cách nhận biết bùn khó lắng khá đơn giản, khách hàng có thể nhìn trực tiếp bằng mắt để thấy như bùn lắng khá chậm, nước sau có lắng có chất lơ lửng li ti màu vàng hoặc bùn nổi váng màu vàng hoặc những mảng lớn màu nâu đen trên bề mặt lắng.
Để xử lý được vấn đề này cần tìm hiểu nguyên nhân sinh ra vi khuẩn. Chúng tôi đã tìm hiểu và thu gọn lại các biện pháp ngăn chặn vi khuẩn sợi. Cách khắc phục: giảm thiểu việc xả bỏ bùn tại bể hiếu khí. Xả bỏ không quá 10% mỗi ngày. Làm như vậy cho đến khi chỉ còn một lượng nhỏ bọt tan nhẹ trên bề mặt bể sục khí. Ngoài ra, trong quá trình vận hành và hoạt động bể hiếu khí còn gặp các hiện tượng khác như bùn hiếu khí đen, nổi bọt trắng, có mùi hôi, khó lắng…
Sự cố bùn vi sinh trương nở khó lắng
Trong quá trình vận hành các hệ thống xử lý nước thải, việc quan sát và khắc phục sự cố tại bể lắng và sự cố bể hiếu khí là điều quan trọng mà các kỹ sư cần quan tâm. Bài viết này chúng tôi đề cập đến vấn đề “bùn trương nở khó lắng” xảy ra tại bể hiếu khí.
Vi khuẩn có dạng sợi là 1 trong các chủng vi sinh vật tồn tại trong bùn hoạt tính của hệ thống xử lý nước thải. Đó là nguyên nhân gây ra các vấn đề như: bùn không lắng, bùn trương nở, bùn nổi…
Có hai hiện tượng của các loại vi khuẩn có dạng sợi ảnh hưởng đến hoạt động của bể hiếu khí, đó là:
Bùn trương nở khó lắng là do có nhiều sinh vật dạng sợi khi được soi dưới kính hiển vi.
Khi soi dưới kính hiển vi, thấy có xuất hiện nhiều vi khuẩn là do một số nguyên nhân:
Thiếu dinh dưỡng làm cho các vi khuẩn có dạng sợi phát triển quá mức.
✔ Trong trường hợp này cần kiểm tra hàm lượng chất dinh dưỡng như N, P và Fe.
✔ Cách khắc phục: Tùy vào kết quả kiểm tra mà cho thêm các chất dinh dưỡng cần thiết. BOD/N > 100/3, BOD/P > 10/1, BOD/Fe > 100/0.5. Khử trùng RAS bởi 1 – 10 kg Cl/1000kg MLSS.
DO thấp làm vi khuẩn phát triển.
✔ Trường hợp này cần kiểm tra đĩa phân phối khí, lượng DO tại những vị trí khác nhau trong bể sục khí.
✔ Cách khắc phục: Cần tăng sục khí, làm sạch bộ khuếch tán hoặc tăng tốc độ máy sục khí hoặc Giảm F/M phù hợp với DO hiện tại. Khử trùng RAS bởi 1 – 10kg Cl/1000kg MLSS.
Sự dao động bất thường của pH gây nên tình trạng vi khuẩn dạng sợi phát triển quá mức.
✔ Trường hợp này cần kiểm tra và giám sát pH của nước thải đầu vào.
✔ Cách khắc phục: Xác định nước thải đầu vào có tính axit. Tăng độ pH bằng NaOH/ NaHCO3/Na2CO3. Khử trùng dòng RAS cùng với 1 – 10kgCl/1000kgMLSS.
Một lượng lớn các sinh vật dang sợi trong nước thải đầu vào làm vi khuẩn phát triển quá mức.
✔ Trường hợp này cần kiểm tra nước thải đầu vào của vi khuẩn có dạng sợi.
✔ Cách khắc phục: Khử trùng nước thải đầu vào với 5 – 10 mg/L clo. Sục khí khu vực thượng nguồn trước nếu có thể.
Bùn trương nở khó lắng do có ít sinh vật dạng sợi khi soi dưới kính hiển vi.
Khi soi dưới kính hiển vi, thấy có xuất hiệu ít vi khuẩn là do nguyên nhân: Bể hiếu khí hoạt động thiếu tải do quá nhiều chất thải rắn trong hệ thống.
Ngoài ra trong quá trình vận hành bể hiếu khí còn gặp các hiện tượng khác như bùn hiếu khí màu đen, nổi bọt trắng, bùn có mùi hôi, bùn khó lắng….Tham khảo bài viết này để nắm được nguyên nhân và cách xử lý khi gặp các sự cố tại bể hiếu khí.
Sự cố bùn trương nở khó lắng
XEM THÊM: Bùn vi sinh và địa chỉ cung cấp uy tín nhất Tp. HCM năm 2022
Sự cố bùn vi sinh là gì? Đặc điểm các loại bùn
Để trong quá trình sử dụng cần phải hiểu rõ đặc điểm để có thể tránh được các su co bun vi sinh không mong muốn. Dưới đây là các đặc điểm của một số loại bùn vi sinh:
✔ Đặc điểm của bùn vi sinh hiếu khí:
Bùn vi sinh dạng hiếu khi có màu vàng, nâu, trạng thái bùn lơ lửng, dạng ổn định khi bắt đầu lắng thì bùn có hiện tượng tạo bông bùn.
Bùn hoạt tính sau khi tắt sục khí, khuấy trộn thì các bông bùn được hình thành, các bông bùn do vi sinh kết hợp lại với nhau tạo thành 1 khối có khối lượng riêng nặng hơn nước nên các bông bùn sẽ lắng xuống. nước trong là nước sau xử lý.
Đặc điểm thường thấy ở các loại bùn vi sinh
✔ Đặc điểm bùn vi sinh hoạt tính thiếu khí:
Bùn vi sinh thiếu khí có màu nâu sẫm hơn so với bùn vi sinh hiếu khí.
Bông bùn vi sinh thiếu khí to hơn so với bùn vi sinh hiếu khí;
Tốc độ lắng của bùn vi sinh thiếu khí cũng nhanh hơn bùn vi sinh hiếu khí
Nếu Bạn quan sát kỹ bông bùn tại bể vi sinh thiếu khí thì trong bông bùn có các bọt khí nằm bên trong bông bùn. Sau thời gian lắng khoảng 30 phút thì các bọt khí này lớn dần và kéo các bông bùn nổi lên trên bề mặt.
Khi dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ hoặc thổi các bông bùn thì các bông bùn vợ ra và tạo thành các bọt khí. Các bọt khí này là khí Nito, là khí trơ, không màu, không mùi và không vị.
✔ Đặc điểm của bùn vi sinh kỵ khí:
Bùn vi sinh dạng kỵ khí có màu đen, bùn kỵ khí được chia làm 2 loại là bùn kỵ khí lơ lửng và bùn hạt.
Bùn hạt có đặc điểm đó là bông bùn to, lắng nhanh, bùn có dạng hạt , bùn hạt càng lớn thì cho thấy vi sinh vật phát triển tốt.
Bùn kỵ khí có thể tiếp xúc được là nhờ có máy khuấy trộn tạo thành dòng lơ lửng trong bể kỵ khí.
Đặc điểm để nhận biết nhất của dạng kỵ khí là khi chúng ta cho bùn kỵ khí vào dụng cụ chứa như chai, can,… thì sau 1 -2 ngày thì các chai, can đựng mẫu phồng lên, do khí metan từ bùn kỵ khí tạo thành, khi đốt khí tạo ra từ bùn kỵ sẽ có ngọn lửa màu xanh đặc trưng.
Có thể nhận thấy được, trong quá trình xử lý nước thải công nghiệp cũng như nông nghiệp, việc gặp phải các sự cố bùn vi sinh là không thể tránh khỏi. Qua bài viết này, chúng tôi mong muốn khách hàng có thể nắm được những kiến thức để tráng và xử lý khi gặp những tình huống không mong muốn.
Tags: Sự cố bùn vi sinh, sự cố bể hiếu khí, bùn lắng chậm, su co bun vi sinh, bùn vi sinh khó lắng, sự cố bùn vi sinh hoạt tính, vi khuẩn dạng sợi