Trong một vài năm trở lại đây, ngành chăn nuôi gia súc đã và đang mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cao cho bà con nôn dân, thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển. Tuy nhiên, chính vì thế số lượng gia súc tăng nhanh đặc biệt là lợn. Với nhiều hộ dân chăn nuôi với quy mô trang trại nhưng chưa có ý thức về việc xử lý chất thải, chưa xây dựng được hệ thống xử lý phù hợp dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí ở những vùng này. Đây là một vấn đề đáng lo ngại tại nước ta.

Người tạo: Admin
Hiện nay ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề của toàn cầu. Hiện tượng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng không chỉ do sự phát triển mạnh mẽ công nghiệp, mà còn chiếm tỷ trọng lớn từ sản xuất nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Đối với các cơ sở chăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm môi trường có tác động trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh, năng suất không cao, hiệu quả chăn nuôi thấp. 

Ô nhiễm môi trường trong ngành chăn nuôi đang ngày càng nghiêm trọng khi người dân thì đua nhau chăn nuôi gia súc vì lợi nhuận ngày càng tăng của nó mà không có ý thức đầu tư xây dựng một hệ thống xử lý chất thải hợp lý. Nguồn chất thải xả trực tiếp ra môi trường tự nhiên quá nhiều dẫn đến ô nhiễm nguồn đất ở khu vực chăn nuôi, báo động ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí, đe dọa cuộc sống của người dân.
 
Ô nhiễm môi trường trong các hoạt động chăn nuôi gia súc.
Ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi.

> > Xem thêm: https://kenhxebonbanh.net/

Các chất thải từ chăn nuôi chủ yếu là phân của các động vật, gia súc có tác động trực tiếp đến sức khỏe cộng động, làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh, cho năng suất thấp, sức đề kháng của gia súc bị giảm sút nguy cơ phát dịch bệnh cao. Đến cuối cùng đó là giảm sút về kinh tế.

Ô nhiễm môi trường do các chất thải từ chăn nuôi


Theo số liệu của Tổng cục thống kê và công ty thông cầu nghẹt Quốc Trí, năm 2014 đàn lợn nước ta có khoản 26,76 triệu con, đàn trâu bò khoảng 7,75 triệu con, đàn gia cầm khoảng 327,69 triệu con. Trong đó chăn nuôi nông hộ hiện tại vẫn chiếm tỷ trọng khoảng 65-70% về số lượng và sản lượng. Từ số đầu gia súc, gia cầm đó có thể quy đổi được lượng chất thải rắn (phân chất độn chuồng, các loại thức ăn thừa hoặc rơi vãi) đàn gia súc, gia cầm của thải ra khoảng trên 76 triệu tấn, và khoảng trên 30 triệu khối chất thải lỏng (nước tiểu, nước rửa chuồng, nước từ sân chơi, bãi vận động, bãi chăn). Phân của vật nuôi chứa nhiều chất chứa nitơ, phốt pho, kẽm, đồng, chì, Asen, Niken(kim loại nặng)… và các vi sinh vật gây hại khác không những gây ô nhiễm không khí mà còn làm ô nhiễm đất, làm rối loạn độ phì đất, mặt nước mà cả nguồn nước ngầm.
 
Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gia súc
Nguy cơ không chỉ đến sức khỏe con người mà cả vật nuôi.

Đi kèm theo đó là gần 14,5 triệu tấn thức ăn chăn nuôi được sản xuất từ  203 nhà máy. Quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi từ các nhà máy đã thải ra môi trường lượng rất lớn chất khí gây hiệu ứng nhà khí kính (GHG)và các chất thải khác gây ô nhiễm môi trường.

Các chất thải từ hoạt động chăn nuôi được người dân xả trực tiếp ra môi trường làm cho con mương quanh xã đã đặc quánh bùn, nước đen ngòm, nhiều hộ phải xả cả chất thải ra vườn, thậm chí là ruộng lúa.... . Khắp các rãnh, mương nước, ao, hồ từ đầu đến cuối xã đều đen và bốc mùi hôi thối nồng nặc. Hàng ngày phải sống chung với ô nhiễm nặng nề, môi trường sống không đảm bảo. Tình trạng chất thải xả bừa bãi trong khu dân cư, chảy ra những cánh đồng hoa màu đang hàng ngày hàng giờ “đầu độc” nguồn đất canh tác và nguồn nước ngầm. Đáng chú ý, khi kênh mương quá tải thì cả nghìn khối chất thải ô nhiễm này lại đổ ra dòng sông gây ô nhiễm nguồn nước trong khu vực.

Ngoài ra ô nhiễm môi trường còn xảy ra trong quá trình giết mổ, sơ chế sản phẩm động vật, xử lý xác chết của chúng, các ổ dịch bệnh. Quá trình sinh sống của gia súc, gia cầm ngoài thải ra chất thải như nói trênthì còn bài thải các loại khi hình thành từ quá trình hô hấp của vật nuôi và thải ra các loại mầm bệnh, ký sinh trùng, các vi sinh vật có thể gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người và môi trườngsinh thái như: E. Coli, Salmonella, Streptococcus fecalis, Enterobacteriae, …
 
Ô nhiễm môi trường nước do hoạt động chăn nuôi.
Nước thả từ chăn nuôi gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.

Chăn nuôi phát triển cũng tạo ra những rủi ro cho môi trường sinh thái và là một trong những nguyên nhân làm trái đất nóng lên nếu việc xử lý các chất thải từ chăn nuôi không được xử lý hiệu quả. Nếu các chất thải chăn nuôi đặc biệt phân chuồng không được xử lý hiệu quảsẽ là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn cho môi trường, ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khoẻ của cộng đồng dân cư trước mắt cũng như lâu dài. Vấn đề đặt ra là phát triển chăn nuôi nhưng phải bền vữngđể hạn chế tối đa mức độ gây ô nhiễm và bảo vệ được môi trường sinh thái.

Theo phản ánh của người dân hiện tại có nhiều vùng đất địa phương phải bỏ trống vì ô nhiễm trầm trọng, người dân không thể cấy lúa.

Tại Hà Tĩnh, đại dự án chăn nuôi bò tại địa bàn xã Cẩm Mỹ và Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà (thuộc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai) mặc dù mới đưa vào hoạt động nhưng mức độ ô nhiễm môi trường đã ở mức đáng báo động, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của hàng ngàn hộ dân trên địa bàn các xã lân cận. Dự án được triển khai ngay tại thượng nguồn của các con sông chảy về khu dân cư làm cho nguồn nước bị ô nhiễm, đục ngầu, bốc mùi hôi thối do phân bò của dự án thải thẳng ra môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân.

Tại Đồng Nai, theo thống kê của Sở Nông nghiệp – phát triển nông thôn, toàn tỉnh có tổng đàn lợn khoảng 1,7 triệu con (trong đó chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm 32,5%). Do chăn nuôi nông hộ là chủ yếu nên biện pháp xử lý chất thải vật nuôi chủ yếu là ủ phân chuồng, hoặc không được xử lý gây ô nhiễm môi trường. Tiêu biểu như ở xã Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) đang quản lý 222 trang trại chăn nuôi lợn, nhưng chỉ có khoảng 5% trang trại có hệ thống hầm biogas để xử lý chất thải, còn lại hầu hết đều thải ra môi trường, một số ít bán phân cho các điểm thu mua phân tươi để bón cây trồng; khu vực phường Trảng Dài (TP. Biên Hòa), đến nay vẫn còn 198 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ…

Tình hình xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi


Theo nghiên cứu thì tỷ lệ hộ chăn nuôi có khu xử lý chất thải rất thấp, nông hộ chỉ đạt 15%, gia trại 37,5% và chăn nuôi trang trại chỉ đạt 35,71%. Trong đó hộ có khu xử lý đa phần lại sát với khu chăn nuôi ở nông hộ là 100%, trang trại và gia trang trại cũng tương tự. Cách thức xử lý chất thải hầu như chưa có. Nông hộ chỉ có 5 – 8,3% xử lý biogas do chất thải rắn và lỏng.
 
Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi đang ở mức báo động
Mức độ ô nhiễm đang ở mức báo động.

> > Xem thêm: Cách làm thông bồn cầu bằng nước nóng hiệu quả

Với chăn nuôi gia cầm cả loại hình trang trại và gia trang trại sử dụng biogas là rất thấp chỉ là 3,57% - 12%. Số hộ ủ phân tươi tương ứng là 13,33; 15,63 và 3,75%. Số hộ ủ có độn tương ứng là 13,33; 12,50 và 17,86%. Trong đó chăn nuôi trang trại với lượng phân lớn cho nên số hộ bán chiếm cao nhất là 25%. Còn một tỷ lệ khá lớn phân và chất thải lỏng không được xử lý thải trực tiếp ra sông, suối và đất. Với chất thải rắn: nông hộ: 31,66%; gia trại: 21,88% và trang trại là 21,43%. Với chất thải lỏng tỷ lệ này rất cao tương ứng ở 3 loại hình là: 73,74% và 71,87% và 75,00%.

Vấn đề ô nhiễm môi trường do chăn nuôi ngày càng nghiêm trọng, đòi hỏi sự quan tâm của mọi người, chính quyền địa phương và các chủ hộ chăn nuôi. Nhằm khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gia súc, trước mắt các ngành chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao kiến thức, năng lực cho người chăn nuôi các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dần hình thành quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung, hạn chế chăn nuôi manh mún, xen kẽ trong khu dân cư; các trang trại phải có biện pháp bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu xử lý ô nhiễm, sử dụng hệ thống biogas trong chăn nuôi…

Tags: thực trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi, ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến môi trường, các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, vệ sinh môi trường không khí trong chăn nuôi, quản lý môi trường trong chăn nuôi, ô nhiễm không khí trong chăn nuôi, xử lý chất thải trong chăn nuôi gà

Tin cùng chuyên mục

Bình luận